Tin tức

5 cảng container nhộn nhịp nhất thế giới

Theo Hội đồng Vận tải Thế giới trong danh sách 49 cảng bận rộn nhất thế giới dựa theo khối lượng hàng hóa vận chuyển, có 33 cảng nằm trên đường bờ biển Đông Á và một nửa trong số đó thuộc về Trung Quốc. Ngoài ra, các cảng ở Châu Âu và khu vực Trung Đông cũng có lượng vận tải lớn do đặc điểm vị trí địa lý đặc biệt. Theo bảng xếp hạng, 5 cảng container có lượng vận tải lớn nhất thế giới đều nằm ở châu Á, trong đó Trung Quốc sở hữu 4 cảng gồm: Thượng Hải, Ningbo-Zhoushan, Thâm Quyến và Quảng Châu Và cảng còn lại là Singapore.

5 cảng container có lượng vận tải lớn nhất thế giới đều nằm ở châu Á, trong đó Trung Quốc sở hữu 4 cảng gồm: Thượng Hải, Ningbo-Zhoushan, Thâm Quyến và Quảng Châu.

Theo Hội đồng Vận tải Thế giới (World Shipping Council), trong danh sách 49 cảng bận rộn nhất thế giới dựa theo khối lượng hàng hóa vận chuyển, có 33 cảng nằm trên đường bờ biển Đông Á và một nửa trong số đó thuộc về Trung Quốc. Ngoài ra, các cảng ở Châu Âu và khu vực Trung Đông cũng có lượng vận tải lớn do đặc điểm vị trí địa lý đặc biệt. Dưới đây là 5 cảng sầm uất nhất thế giới theo xếp hạng của Hội đồng Vận tải Thế giới.

Cảng Thượng Hải (Trung Quốc)

Được mở cửa từ 1842, cảng Thượng Hải đã tồn tại được 180 năm và trở thành cảng nhộn nhịp nhất thế giới sau khi vượt qua cảng Singapore vào 2010. Với vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao nhau giữa các con sông chính và có đường bờ biển Hoàng Hà và Hoa Đông, cảng nước sâu này chiếm khoảng 26% vận chuyển thương mại nước ngoài của Trung Quốc.

Cảng Thượng Hải đã tồn tại được 180 năm và trở thành cảng nhộn nhịp nhất thế giới. Ảnh: Moverdb

Cảng Thượng Hải đã tồn tại được 180 năm và trở thành cảng nhộn nhịp nhất thế giới. Ảnh: Moverdb

Toàn bộ diện tích của cảng Thượng Hải lên tới 3.619 km2, chiều dài cảng khoảng hơn 20 km. Với 125 cầu cảng trải dài trên 19 bến, năm 2020, lưu lượng hàng hóa xử lý hàng năm tại cảng đã vượt qua 43,5 triệu TEU (đơn vị đo lường sức chứa hàng hóa), trở thành cơ sở container bận rộn nhất thế giới. Tại cảng Thượng Hải, hàng hóa chủ yếu được vận chuyển là than, quặng kim loại, dầu mỏ và các chất dẫn xuất, thép, máy móc và thiết bị xây dựng.

Cảng Singapore (Singapore)

Nằm ở eo biển Singapore, cảng Singapore từng là cảng nhộn nhịp nhất thế giới trước khi bị soán ngôi bởi cảng Thượng Hải vào năm 2020. Cảng này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, quặng, thực phẩm vì Singapore là một hòn đảo nhỏ với nguồn tài nguyên hạn chế. Bên cạnh đó, cảng Singapore cũng là nơi trung chuyển hàng đầu thế giới, khi 80% tàu đi qua đó chỉ làm nhiệm vụ chất hàng và vận chuyển.

top-49-port-of-singapore-8305-1660289243.jpg

Cảng Singapore cũng là cảng trung chuyển hàng đầu thế giới. Ảnh:  Moverdb    

Cảng nước sâu này được kết nối với hơn 600 cảng khác trên thế giới từ hơn 120 quốc gia. Theo thống kê, cảng Singapore là cảng có sức chứa container lạnh lớn nhất thế giới, khoảng 6% lượng hàng hóa thông qua cảng là container lạnh.

Cảng bao gồm 84 cầu cảng trải dài trên 6 bến cảng chính, đạt sản lượng hàng năm 37,5 triệu TEU. Hiện tại, cảng tiếp nhận 130.000 lượt tàu hàng năm.

Cảng Ningbo-Zhoushan (Trung Quốc)

Cảng Ningbo nằm trên bờ biển Hoa Đông thuộc tỉnh Chiết Giang gần vịnh Hàng Châu. Đây là cảng biển có lịch sử lâu đời nhất Trung Quốc và cùng là cảng bận rộn thứ ba thế giới khi liên kết vận chuyển với 600 cảng trên 150 quốc gia.

Các loại hàng hóa chủ yếu được xử lý tại cảng Ningbo gồm dầu thô, dầu sản phẩm, hóa chất lỏng, ngũ cốc, than đá và máy móc...

Cảng bao gồm 19 khu cảng và hơn 300 bến chức năng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải trên 50.000 DWT. Các bến cảng lớn nhất thuộc Ningbo là nơi xử lý dầu thô, nhà ga container quốc tế và nhà ga chuyên dụng để xử lý hóa chất lỏng.

Cảng Ningbo-Zhoushan bao gồm 19 khu cảng và hơn 300 bến chức năng. Ảnh: Moverdb

Cảng Ningbo-Zhoushan bao gồm 19 khu cảng và hơn 300 bến chức năng. Ảnh: Moverdb

Cảng Ningbo nổi tiếng trong việc việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng cho khách hàng nhờ vào hệ thống logistics công nghệ cao và các cơ sở xử lý container đẳng cấp thế giới. Hiện, Ningbo-Zhoushan là một mắt xích quan trọng trong chuỗi kinh tế của Trung Quốc, tuy nhiên, quy mô giao thông hàng hải dày đặc tại cảng đã gây ra tình trạng ô nhiễm nước trầm trọng ở Biển Hoa Đông.

Cảng Thâm Quyến (Trung Quốc)

Cảng Thâm Quyến bao gồm nhiều cảng trải dài trên bờ biển Thâm Quyến, ở Quảng Đông, Trung Quốc. Nó được chia thành hai khu vực cảng phía Đông và phía Tây, bao gồm 5 khu cảng chính. Vào năm 2020, cảng đã xếp dỡ hơn 26,54 triệu TEU, trở thành một trong những cảng bận rộn nhất trên toàn cầu.

Cảng có 140 bến tàu, xếp dỡ các loại tàu chở hàng và container có kích cỡ khác nhau. 51 cầu cảng dành riêng cho tàu trọng tải trên 20.000 DWT, 19 công trình chuyên dụng làm hàng container. Ngoài ra, cảng cũng có 18 bến hành khách.

Khu vực Thâm Quyến nổi tiếng với sự phát triển công nghệ khi được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Trung Quốc, do đó, bên cạnh các công ty vận tải biển, nhiều gã khổng lồ công nghệ như Tencent, Huawei và SenseTime đều đặt trụ sở chính tại đây.

Cảng Quảng Châu (Trung Quốc)

Cảng Quảng Châu là một trong những cảng quan trọng nhất của Trung Quốc khi kết nối thương mại hàng hải với hơn 300 cảng tại hơn 100 quốc gia. Năm 2020 đã xếp dỡ hơn 23,19 triệu TEU, trở thành cơ sở container bận rộn thứ năm trên thế giới.

Cảng Quảng Châu là một trong những cảng quan trọng nhất của Trung Quốc. Ảnh: Moverdb

Cảng Quảng Châu là một trong những cảng quan trọng nhất của Trung Quốc. Ảnh: Moverdb

Cảng Quảng Châu được hoạt động từ thời cổ đại bởi vị trí ở giao điểm của ba con sông lớn. Cảng đóng vai trò là một trung tâm giao thông quan trọng cho các ngành công nghiệp của khu vực nằm ở các tỉnh Quan Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc,...

Cảng có 49 cầu cảng và xử lý các mặt hàng nông nghiệp và công nghiệp như dầu mỏ, than đá. phân bón, hóa chất, ngũ cốc, ngũ cốc, quặng kim loại, ô tô,... Các cầu cảng của nó có các cần cẩu quay tiên tiến có thể đạt khoảng cách lên đến 65 mét để có thể phục vụ các tàu container lớn nhất trên thế giới.

Cảng Nam Sa, một phần của khu vực cảng Quảng Châu, xử lý hơn 75% tổng lưu lượng hàng hóa tại cảng. Cảng Nam Sa bao gồm hơn 20 cầu cảng và hơn 60 cần trục chuyên dụng.

 

Nguồn: https://vnexpress.net/5-cang-container-nhon-nhip-nhat-the-gioi-4498722.html    

Tin tức khác

TÌM HIỂU VỀ TÀU NEO PANAMAX VÀ FEEDER

Tàu Neo-Panamax: Là loại tàu chở hàng có kích thước và trọng tải trong quy định, có thể đi qua kênh đào Panama. Tàu gom hàng (feeder): Là loại tàu nhỏ, thông thường có tải trọng từ 300 đến 1.000 TEU.

VIỆT NAM TRỞ THÀNH QUỐC GIA XUẤT KHẨU RAU QUẢ LỚN THỨ 2 SANG TRUNG QUỐC

Trong năm 2023, Trung Quốc đã chi hơn 24,4 tỷ USD để nhập các loại rau quả. Nhờ xuất khẩu sầu riêng tăng vọt gấp hơn 10 lần, Việt Nam hiện đã vượt Chile trở thành nước xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 sang Trung Quốc…

GIÁ XĂNG DẦU ĐỒNG LOẠT GIẢM

Ngày 11.3, ghi nhận lúc 7 giờ 30 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ, mức giảm hơn 0,6%. Theo đó, giá dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ngưỡng 77,49 USD/thùng; giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu giao dịch ngưỡng 81,59 USD/thùng.

CẢNG INCHEON (HÀN QUỐC) MỞ THÊM CÁC DỊCH VỤ VẬN TẢI BIỂN TỚI VIỆT NAM

Chính quyền cảng Incheon (IPA) ngày 6/3 thông báo hãng tàu nước ngoài Maersk từ ngày 4/3 đã bắt đầu dịch vụ PH5 tại Cảng Incheon.

CHUYÊN GIA MẠNG MỸ NGHI NGỜ MODEM TRÊN CẨU DO TRUNG QUỐC SẢN XUẤT

Thiết bị liên lạc được tìm thấy trên cần cẩu do Trung Quốc sản xuất ở Mỹ đã làm dấy lên lo ngại mới về hoạt động gián điệp.

CÁC HÃNG TÀU ĐANG THU KHOẢNG 10 LOẠI PHỤ PHÍ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠI CẢNG BIỂN

Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (Visaba) vừa có ý kiến khi hàng loạt loại phí, phụ thu do hãng tàu nước ngoài tự quyết định mà không có sự thỏa thuận với khách hàng.

XUẤT NHẬP KHẨU 2 THÁNG ĐẦU NĂM ĐẠT 113,96 TỶ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa trong 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 2/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 48,54 tỷ USD, giảm 25,8% so với tháng trước và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

FOLK MARITIME - MỘT HÃNG TÀU CONTAINER MỚI RA ĐỜI TẠI Ả RẬP SAUDI

Hãng tàu Folk Maritime có trụ sở tại Riyadh được lãnh đạo bởi cựu ông chủ Hamburg Süd Poul Hestbaek, người đã rời công ty Maersk vào tháng 8 năm ngoái. Folk Maritime tự mô tả mình là nhà khai thác trung chuyển chuyên dụng đầu tiên của Ả Rập Saudi, cung cấp các dịch vụ ở Trung Đông và khu vực xung quanh.

CMA CGM HOÀN TẤT THƯƠNG VỤ MUA LẠI BOLLORÉ LOGISTICS

Tập đoàn vận tải biển khổng lồ CMA CGM của Pháp đã hoàn tất việc mua lại Bolloré Logistics từ công ty vận tải đồng hương Bolloré Group. Hai công ty thông báo giá mua là 4,85 tỷ euro (5,25 tỷ USD), trên cơ sở khoản nợ và tiền mặt ước tính vào ngày hoàn thành.

LIÊN MINH OCEAN KÝ KẾT GIA HẠN HỢP TÁC ĐẾN NĂM 2032

COSCO SHIPPING vui mừng thông báo rằng Liên minh OCEAN hôm nay đã ký các văn bản đồng ý gia hạn Liên minh OCEAN thêm 5 năm, cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2032.

TÌM HIỂU VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ

Vận tải đường biển nội địa là hình thức giao nhận, vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển tới các cảng biển trong phạm vi khu vực của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.

CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CHU LAI SẼ TRỞ THÀNH TRUNG TÂM DỊCH VỤ LOGISTICS HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cảng hàng không quốc tế Chu Lai sẽ trở thành trung tâm công nghiệp - dịch vụ hàng không quốc tế với các hoạt động vận tải hành khách, hàng hoá, logistics hàng không; trung tâm đào tạo và huấn luyện bay. Cảng hàng không quốc tế Chu Lai được đầu tư xây dựng với quy mô sân bay đạt cấp 4F.

CÁC HÃNG TÀU ĐỒNG LOẠT TĂNG PHÍ THC, DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU “KÊU KHÓ”

Ngay sau Thông tư 39/2023/TT-BGTVT tăng 10% mức giá dịch vụ bốc dỡ container được ban hành, đồng loạt các hãng tàu nước ngoài đã công bố tăng 10–20% phí THC đối với mỗi loại dịch vụ container.

CẦN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ PHỤ PHÍ CỦA HÃNG TÀU NƯỚC NGOÀI

Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ Hàng hải Việt Nam (VISABA) kiến nghị bổ sung Phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá container bằng đường biển vào danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc diện kê khai giá.

GIÁ CƯỚC HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG TĂNG MẠNH TRONG THÁNG 2

Theo số liệu mới nhất từ ​​WorldACD Market Data, giá cước vận tải hàng không từ Trung Quốc đã tăng mạnh trong cả tuần cuối cùng trước Tết Nguyên đán (LNY) vào ngày 10 tháng 2, do các chủ hàng đổ xô vận chuyển hàng trước kỳ nghỉ lễ LNY.