1/ Tàu Neo-Panamax: Là loại tàu chở hàng có kích thước và trọng tải trong quy định, có thể đi qua kênh đào Panama.
- Kênh đào Panama được đưa vào sử dụng từ năm 1914, có độ dài 77 km, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương thông qua vùng eo đất hẹp ở nước Panama, khu vực Trung Mỹ. Tuy nhiên do địa hình eo hẹp, không bằng phẳng nên kênh đào này phải sử dụng hệ thống âu thuyền để nâng và hạ các con tàu lên những mực nước khác nhau. Chính kích thước của các âu thuyền này quyết định độ lớn của con tàu có thể đi qua kênh đào Panama.
- Từ tháng 6/2016, kênh đào đưa vào sử dụng hệ thống âu thuyền mới, thuật ngữ Neo-Panamax ra đời để chỉ những loại tàu có kích thước tối đa có thể đi qua hệ thống này. Theo đó, các con tàu dài 366 mét, rộng 49 mét và mớn nước 15,2 mét trở xuống có thể đi qua kênh đào, tương ứng với lượng hàng hóa 13.000 TEU hay 120.000 tấn.
2/ Tàu gom hàng (feeder): Là loại tàu nhỏ, thông thường có tải trọng từ 300 đến 1.000 TEU. Những tàu này chở container từ các bến, cảng nhỏ tập trung về một bãi hoặc cảng lớn để đưa lên các tàu chở container có tải trọng lớn. Tàu gom hàng có thể là tàu chạy trên biển ở những chặng đường ngắn, hoặc tàu chạy trên sông, hoặc tàu sông pha biển.
Tại Việt Nam, do các cảng nhỏ ở miền Bắc, miền Trung hoặc Đồng bằng sông Cửu Long không có tuyến hàng hóa quốc tế nên hàng hóa xuất nhập khẩu phải được tàu gom hàng đưa về các cảng lớn (như: Hải Phòng, Tiên Sa, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, Cát Lái) để xếp lên các tàu lớn hơn. Một số tàu từ các cảng Việt Nam đi thẳng châu Âu, châu Mỹ hoặc Đông Bắc Á, nhưng một số tàu lại ghé qua các cảng Singapore, Hong Kong, Port Klang, Thượng Hải… để chuyển sang các tàu lớn hơn.
Nguồn: Hỏi đáp về Logistics - Trần Thanh Hải (NXB Công Thương)
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Việc xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là để xác nhận hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và gửi cho đối tác nhập khẩu để được hưởng các ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết với một hoặc nhiều nước, vùng lãnh thổ.
Khu chế xuất: Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, hoạt động theo chế độ hải quan đặc biệt, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.
Hiện, THILOGI đang sở hữu hệ thống 6 kho ngoại quan có diện tích lên đến 85.000m2 (tại Chu Lai, Quảng Nam), cung cấp các giải pháp lưu trữ và quản lý hàng hóa toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Hiện, THILOGI là đối tác của các doanh nghiệp lớn, cung ứng dịch vụ đóng gói đa dạng các mặt hàng như: xe máy, ô tô, la phông, vỏ cabin, lốp xe, máy móc lớn, thiết bị công nghiệp…xuất khẩu sang Myanmar, Indonesia, Philippines, Kazakhstan, Mỹ, đồng thời hỗ trợ tư vấn chuyên sâu các giải pháp đóng gói toàn diện với hiệu quả tốt nhất.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thông suốt quy trình kiểm định và các thủ tục xuất khẩu, THILOGI đẩy mạnh dịch vụ logistics xuất khẩu sầu riêng qua Cảng Chu Lai, giúp giải quyết được bài toán về chi phí cũng như hỗ trợ các thủ tục xuất khẩu phức tạp, gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
THILOGI cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế với cước phí cạnh tranh, giải pháp tối ưu, lịch trình ổn định, thời gian vận chuyển nhanh chóng; kết nối hàng hóa xuất nhập khẩu dến các thị trường lớn như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và ngược lại.
Khu thương mại tự do (free trade zone - FTZ), còn gọi là khu tự do (free zone) là khu vực do nhà nước xác định, hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công mà không chịu thuế xuất nhập khẩu. Các khu thương mại tự do thường được tổ chức xung quanh các cảng biển chính, sân bay quốc tế và biên giới quốc gia - những vùng có nhiều lợi thế về thương mại.
Cross docking là kỹ thuật trong logistics, nhằm loại bỏ bước lưu trữ và thu gom đơn hàng trong hoạt động kho hàng. Theo đó, hàng hóa sẽ được chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng đến nơi tiêu thụ mà hầu như không cần trung chuyển qua các kho bãi. Cross docking đòi hỏi sự hài hoà và nhịp nhàng giữa hoạt động nhận hàng - giao hàng.
Dịch vụ vận tải đường bộ của THILOGI chuyên tuyến nội địa và xuyên biên giới (Lào, Campuchia) quy mô lớn với lợi thế trọn gói, an toàn, tiết kiệm, nhanh chóng, chuyên nghiệp
Các hiệp hội logistics là các tổ chức tập hợp các doanh nghiệp, chuyên gia và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng. Các hiệp hội này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đào tạo, nghiên cứu và kết nối giữa các thành viên.
Với các lợi thế từ chuỗi dịch vụ trọn gói sẵn có từ Vận tải đường bộ, cảng biển, vận tải biển; THILOGI – nhà cung ứng dịch vụ logistics trọn gói hàng đầu miền Trung hiện đang đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ Vận tải đường biển quốc tế nhằm đồng hành, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (tiếng Anh: International Federation of Freight Forwarders Associations, viết tắt: FIATA) là tổ chức lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận vận tải với khoảng 40.000 thành viên tại hơn 150 quốc gia.
WCA - Liên minh Hàng hóa Thế giới (World Cargo Alliance) là một tổ chức quốc tế tập trung vào ngành công nghiệp vận chuyển hàng hóa và logistics. WCA có hơn hơn 12.123 văn phòng thành viên tại 191 quốc gia trên thế giới.
Tàu chở hàng rời (Bulk carrier): Là loại tàu có công suất hoạt động lớn, có thể vận chuyển hàng hóa ở dạng thô, khô như: than đá, quặng sắt, ngũ cốc, lưu huỳnh, phế liệu… không có đóng thùng hay bao kiện, được chứa trực tiếp bằng các khoang hàng chống thấm nước của tàu
Commodity: Là hàng hóa nói chung, được trao đổi trong hoạt động thương mại. Commodity có thể là nguyên liệu thô hoặc sản phẩm được trao đổi trong giao dịch thương mại, ví dụ như: quặng, ngũ cốc, cà phê… “Commodity” sẽ trở thành “Cargo” khi hàng hóa được vận chuyển.